1. Tế bào gốc là gì?
Tế bào gốc có khả năng phân tách thành mọi loại tế bào trong cơ thể. Các tế bào gốc còn có khả năng đào thải các tế bào già cỗi, thay thế các tế bào chết. Quan trọng không kém, chúng còn có khả năng phục hồi và sửa chữa các tế bào hư tổn. Tế bào gốc cùng các sản phẩm của nó có thể tồn tại trong các dung dịch có chứa chất nuôi dưỡng tế bào. Chúng được chiết xuất từ những thành phần của các tế bào gốc. Hình thái này của tế bào gốc có thể kích thích, phục hồi sự hoạt động của tế bào mới. Thông qua đó, làn da sẽ khỏe mạnh hơn, trông tươi sáng và trẻ trung hơn. Ở dạng thứ 2, tế bào gốc còn có thể được đưa trực tiếp vào dưới da, trong cơ thể người dùng. nó giúp xử lý các vùng khuyết, tổn thương trên da nhanh chóng và hiệu quả cao.2. Tế bào gốc có từ đâu?
Hiện nay, người ta chia tế bào gốc thành hai loại phổ biến. Chúng được dùng nhiều trong lĩnh vực làm đẹp gồm:- Tế bào gốc tự thân: Có nguồn gốc từ chính cơ thể con người. Chúng sẽ được trích xuất từ cơ thể một người. Sau khi xử lý, tách lọc bằng công nghệ hiện đại sẽ được cấy ngược lại vào cơ thể của chính người đó. Liệu pháp này có thể được dùng để điều trị, trẻ hóa da,…
- Tế bào gốc cùng các chế phẩm: Có nguồn gốc từ động hoặc thực vật. Bên trong những sản phẩm loại này sẽ có dung dịch chứa tế bào gốc cùng chất nuôi dưỡng tế bào gốc.
3. Ưu nhược điểm của tế bào gốc
Khi biết cách sử dụng tế bào gốc cho da mặt đúng đắn, bạn sẽ có thể nhận được rất nhiều lợi ích từ liệu pháp này. Phần này, Winlab sẽ đề cập những ưu điểm và hạn chế của tế bào gốc.3.1 Ưu điểm
Khi cơ thể lão hóa, lượng tế bào gốc ở hạ bì và biểu bì cũng suy giảm, co rút khu vực sống. Vì thế khả năng sản sinh tế bào mới của chúng cũng suy giảm theo, kéo theo việc tế bào cũ không được thay thế, không bảo vệ tốt được cơ thể như trước. Việc này có thể dẫn đến tác hại da bị xỉn màu, khô sần, có nếp nhăn, tàn nhang,… Các sản phẩm tế bào gốc có thể kích thích Collagen tăng sinh, trẻ hóa da hiệu quả. Đồng thời, chúng còn có tác dụng cải thiện nếp nhăn, sẹo lõm, các vết sẹo rỗ, mụn. Nhờ đó, làn da của bạn sẽ căng mịn, săn chắc và đàn hồi hơn. Các liệu pháp dùng tế bào gốc để chăm sóc da rất ít phản ứng phụ, có hiệu quả rất cao. Bên cạnh đó, tế bào gốc không bị đào thải và tác dụng duy trì lâu dài được đến 12 tháng.3.2 Nhược điểm
Các tế bào gốc chỉ hoạt động hiệu quả khi chúng còn sống và trong điều kiện môi trường nhất định. chính vì vậy, các tế bào gốc cần được tách chiết, bảo quản vô cùng khắt khe và cần sử dụng đúng quy chuẩn.4. Nên sử dụng tế bào gốc hay Serum?
Tế bào gốc có kết cấu cô đặc hơn nhiều và giá trị cũng cao hơn so với Serum. So với Serum, hiệu quả của tế bào gốc vượt trội hơn rất nhiều với khả năng phục hồi, tái tạo làn da nhanh gấp nhiều lần. Liệu pháp dùng tế bào gốc tự thân thường cần thực hiện tại cơ sở chuyên nghiệp để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Trong khi đó, Serum có thể dùng chăm sóc da tại Spa hoặc tại nhà đều được tùy dòng sản phẩm. Hiện cũng có nhiều sản phẩm gia công Serum, kem dưỡng,… có chiết xuất tế bào gốc đáp ứng nhu cầu chăm da tại nhà. Nhìn chung, bạn có thể sử dụng kết hợp nhiều dòng sản phẩm phù hợp, trong đó có cả tế bào gốc và Serum để mang lại hiệu quả tốt nhất cho làn da.5. Cách sử dụng tế bào gốc cho da mặt
Với liệu pháp tế bào gốc tự thân, tiêm tế bào gốc,… đòi hỏi kỹ thuật cao, bạn nên đến cơ sở uy tín để thực hiện. Với các sản phẩm chăm sóc da tại nhà có tế bào gốc, cách sử dụng tế bào gốc cho da mặt như sau:- Đầu tiên, bạn rửa mặt với dung dịch tẩy trang, sữa rửa mặt,… rồi lau khô bằng khăn sạch, mềm.
- Tiếp theo, bạn dùng Toner để cân bằng ẩm cho da.
- Sau đó, bạn thoa sản phẩm có tế bào gốc lên da. Thứ tự thoa các sản phẩm từ lỏng đến đặc: Essence – Serum – Ampoule- sản phẩm cho mắt-Emulsion/Oil- Kem dưỡng ẩm.
Bài viết liên quan
BỘ SẢN PHẨM GIẢI NHIỆT GIA CÔNG HOT NHẤT MÙA HÈ 2024
Th5
Bỏ túi 10 cách chăm sóc da mùa hè cực hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua
Th3
Allantoin trong mỹ phẩm gia công có thực sự an toàn?
Th12
Phenoxyethanol là gì? vai trò trong sản xuất gia công mỹ phẩm
Th12
Cách làm kem dưỡng da tại nhà siêu dễ cực an toàn
Th12
Thực hư chất bảo quản trong mỹ phẩm gây hại cho da – Nguyên nhân là gì?
Th12